Build Human Rights for Montagnards-Pơdơ̆ng Rơngai Ană Čư̆ Čan - Xây Dựng Nhân Quyền Cho Người Thượng.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Ba sự kiện quốc tế đáng chú ý về tự do tôn giáo tại Việt Nam diễn ra cuối tháng 10

 

Ba sự kiện quốc tế đáng chú ý về tự do tôn giáo tại Việt Nam diễn ra cuối tháng 10

Dân biểu Markus Grübel, Ủy viên Chính phủ Liên bang Đức về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế trình bày tại Quốc Hội Đức bản Phúc Trình thứ hai của chính phủ về tình hình tự do tôn giáo quốc tế
Ủy viên Chính phủ Liên bang Đức về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Markus Grübel trình bày tại Quốc Hội Đức bản Phúc Trình hai về tình hình tự do tôn giáo quốc tế. Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project

1/ Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển được chọn trao giải Stefanus 2020 để vinh danh nỗ lực tranh đấu cho tự do tôn giáo của ông - 2/ Gần 30 nhân sĩ quốc tế cùng lên tiếng ủng hộ thái độ dấn thân của các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam - 3/ Đức công bố bản Phúc Trình về tình hình vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó Việt nam lại bị nêu đích danh.

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày cuối tháng 10 năm 2020, đã có ba sự kiện quốc tế liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam rất đáng chú ý.

1.  Ngày 20/10/2020: Tổ chức Stefanus Alliance International tại Na Uy quyết định trao giải Stefanus thường niên cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.

Giải thưởng này nhằm vinh danh những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các vấn đề nhân quyền khác trên khắp thế giới.

Ông Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance International) nói với đài RFA:

Từ một danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo. Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn giáo khác bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông.

Ông Ed Brown nói thêm đầu năm 2019 Liên minh Stefanus đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên ông Nguyễn Bắc Truyển trong tù và hàng trăm bức thư đã được gửi đến trại giam An Điềm, nhưng toàn bộ đều bị cán bộ ngăn chặn nên ông Nguyễn Bắc Truyển không nhận được một lá thư nào.

Stefanus Alliance International đã báo lại vụ này cho Bộ Ngoại giao vả Quốc hội Na Uy cùng Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc và yêu cầu đại sứ quán Na Uy theo dõi tình hình của ông Nguyễn Bắc Truyển. 

Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và Hội Ái Hữu Tù Nhân Lương Tâm.

Năm 2017, ông Truyển cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt và ngày 5/4/2018, ông bị tuyên án 11 năm tù, 3 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Hiện nay ông nay đang thụ án tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam với sức khoẻ yếu kém vì bị viêm khớp xương.

Năm 2011 ông Truyển đã được tổ chức Theo dõi Nhân quyền  trao giải thưởng Hellman/Hammett. Ông cũng được một số dân biều Hoa kỳ và Đức nhận bảo trợ.

Nguyen Bac Truyen is the winner of the Stefanus Prize 2020.
Nguyen Bac Truyen is the winner of the Stefanus Prize 2020.
Stefanus

2. Ngày 26/10: 27 nhân sĩ quốc tế ủng hộ thái độ dấn thân của các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam 

Ngày 26 tháng 10, 27 nhân sĩ quốc tế cùng lên tiếng ủng hộ bức thư chung đề ngày 6/4/2020 do 30 tổ chức và 300 cá nhân, phần lớn thuộc các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam ký tên và gửi cho Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Cùng đứng tên trong lá thư, ngoài một người Việt duy nhất là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, 26 nhân sĩ quốc tế còn lại gồm các chuyên gia về nhân quyền, chính khách, cựu viên chức của các chính phủ và cơ quan LHQ, và các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc các nước Anh, Mỹ, Hoà Lan, Brazil, Malaysia, Miến Điện, Đức, Slovakia và Na Uy.

Bức thư chung ngày 6 tháng 4 khẳng định vai trò của các tổ chức tôn giáo trong công cuộc đối phó với các vấn đề lớn của xã hội và kêu gọi chính quyền: 

... đón nhận và khuyến khích sự góp sức của mọi thành phần dân tộc, bao gồm cả những tổ chức và cộng đồng tôn giáo không hoặc chưa được công nhận… Dù chỉ một nhóm người hoặc một cộng đồng bị loại trừ hoặc bị đẩy ra bên lề, tổng lực của xã hội sẽ giảm đi và nguy cơ sẽ tăng lên.

Bức thư này đã được 27 nhân sĩ quốc tế đồng ký tên trong thư chung đề ngày 26/10 đ̃ể bày tỏ sự ủng hộ:

Chúng tôi hoan nghênh quyết định của các cộng đồng tôn giáo, bất luận có tư cách pháp nhân hay không, cùng với toàn thể xã hội dân sự và chính phủ tham gia vào chiến dịch chống đại dịch một cách thiện chí nhất trong khả năng hiện có của mình.

Cả hai bức thư được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam phải chống chọi với đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và nạn lũ lụt triền miên tại miền Trung hiện nay, nhưng việc cứu trơ giúp đỡ đồng bào của các cá nhân tổ chức tư nhân hoặc tôn giáo độc lập thường gặp nhiều khó khăn ngăn trở bởi chính quyền các cấp.
 
Xem bức thư chung ngày 6/4/2020 của các cộng đồng tôn giáo và các cá nhân ở Việt Nam tại đây.
 
Xem bức thư chung ngày 26/10/2020 của 27 nhân sĩ quốc tế tại đây.
 
3. Ngày 28/10/2020, Đức công bố bản phúc trình thứ nhì về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới,  trong đó Việt Nam lại bị nêu đích danh.
 
Dân biểu Markus Grübel, Ủy viên Chính phủ Liên bang Đức về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã công bố Bản Phúc Trình thứ hai của chính phủ liên bang Đức về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
 
Một lần nữa, chính phủ Việt Nam lại được nêu đích danh với nhiều ví dụ cụ thể về chính sách đàn áp tự do tôn giáo, sự dung túng đồng lõa cho những tổ chức tôn giáo quốc doanh và các nhóm bạo lực hành hung, tấn công các nhà lãnh đạo tôn giáo và những cộng đồng tôn giáo độc lập không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền.
 

Phần lược dịch của BPSOS về phần liên quan đến Việt Nam trong Bản Phúc Trình thứ hai của chính phủ liên bang Đức về tình hình tự do tôn giáo trên toàn cầu 

Hệ thống chính trị vẫn được định hình bởi quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Tuy Hiến pháp chính thức trao cho người dân nhiều quyền cơ bản, chẳng hạn như tự do báo chí và biểu đạt, tự do hội họp, tự do tôn giáo và niềm tin, nhưng trên thực tế, các quyền cơ bản bị hạn chế trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị và xã hội thông qua sự hạn chế bởi các cơ quan có thẩm quyền, sự kiểm duyệt và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Điều này đặc biệt áp dụng cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo.
 
Bản phúc trình nêu rõ sự phân biệt đối xử trong lãnh vực tôn giáo. Trong khi các tín đồ ở thành thị và các khu vực kinh tế phát triển thường có thể thực hành đức tin một cách công khai thì trái lại những cộng đồng sắc tộc-tôn giáo thiểu số nói riêng, đặc biệt là ở vùng nông thôn, không những phải chịu thiệt thòi trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn mà đôi khi còn bị chính quyền địa phương và người Kinh kỳ thị. Thêm vào đó, kể từ sau đại hội đảng gần đây nhất của ĐCSVN vào đầu năm 2016, các cuộc đàn áp của chính quyền đối với các tổ chức xã hội dân sự, những nhà hoạt động và các blogger đã ngày càng gia tăng. Điều này cũng có tác động tiêu cực đến tình trạng của các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là ở những tỉnh lẻ phía Nam và phía Bắc của đất nước cũng như ở miền Trung Việt Nam. Đã có áp lực lên các linh mục và tín đồ Công giáo, những người phản đối các chính sách của chính phủ sau vụ xả thải từ một nhà máy thép Đài Loan gây ra thiệt hại lớn về môi trường vào mùa xuân năm 2016, bản phúc trình cho biết.
 
Tuy Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 24 rằng mọi công dân đều có quyền tự do tôn giáo và niềm tin, nhưng tự do tôn giáo có thể bị hạn chế vì lý do an ninh và trật tự quốc gia.
 
Bản phúc trình ghi nhận Luật tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm 2018 mang phương hướng tiến tới chính sách tôn giáo tự do hơn. Việc rút ngắn thời gian chờ đợi trước khi một tổ chức tôn giáo có thể đăng ký với nhà nước từ 23 năm xuống còn 5 năm cũng là một tiến bộ. Tuy nhiên, cả việc được công nhận là một tổ chức tôn giáo và được phép tổ chức các sinh hoạt tôn giáo đều có thể bị chính quyền từ chối. Chính quyền thường xuyên can thiệp khi họ cho rằng công tác xã hội của các tổ chức tôn giáo có thể gây hại cho nhà nước hoặc đảng Cộng sản. Chẳng hạn như các giáo đoàn Công giáo, nhà thờ truyền đạo độc lập ở vùng cao nguyên miền Trung và tín đồ Hmong báo cáo rằng các sự kiện tôn giáo liên tục bị cấm đoán hoặc đôi khi bị giải tán bằng bạo lực nếu hội thánh không đăng ký trước.
 
Theo thông tin từ các tù nhân qua những cuộc thảo luận với đại diện đại sứ quán và gia đình của tù nhân, sự bảo đảm quyền thực thi tôn giáo trong khi bị giam giữ theo luật tôn giáo thường không được thực hiện. Một số tù nhân Cơ đốc giáo không được tiếp cận với Kinh thánh và không được phép gặp linh mục; ngoài ra, một số người trong số họ bị ngăn cản thực hành tôn giáo của họ.
 
Bản phúc trình đặc biệt nhấn mạnh mối quan ngại về việc nhà nước tiếp tục đàn áp và những nỗ lực đe dọa chống lại các nhóm tôn giáo độc lập không muốn tuân theo hệ thống đăng ký và kiểm soát của nhà nước như các cộng đồng Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Hmong theo đạo Tin Lành, đặc biệt là ở miền Trung. Để ngăn chặn các cuộc biểu tình hoặc tình trạng bất ổn từ trong trứng nước, chính quyền ở những vùng này chủ yếu dựa vào lực lượng công an để theo dõi và sách nhiễu các dân tộc thiểu số. Nếu có sự phản kháng thì cũng thường được giải quyết một cách nhanh chóng bằng bạo lực.
 
Vào tháng 10 năm 2018, các vị trưởng thượng của 68 khu định cư người dân tộc thiểu số Hmong ở miền núi phía Bắc, phần lớn là những người theo đạo Dương Văn Mình, đã liên lạc với Liên Hiệp Quốc cũng như các cơ quan đại diện của EU và Hoa Kỳ để yêu cầu hỗ trợ và hòa giải trước tình trạng gia tăng đàn áp và phân biệt đối xử của chính phủ Việt Nam. Theo báo cáo, nhóm này bị chính phủ phân loại là "tổ chức tôn giáo bất hợp pháp" và phải chịu sự đàn áp nặng nề, bao gồm cả việc tàn phá các nơi thờ tự bằng bạo lực. Các cơ quan đại diện của EU và Hoa Kỳ đã vận động với chính phủ Việt Nam để bảo vệ nhóm tôn giáo này.
 
Ở một số địa phương, chính quyền lại còn kích động sự thù ghét đối với các tôn giáo thiểu số và chấp thuận hoặc khuyến khích những cuộc biểu tình bạo lực chống lại các nhóm tôn giáo, đặc biệt là Công giáo ở miền Trung Việt Nam và Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Nam. Ngoài ra, chính quyền còn huy động bộ máy tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước và những người sử dụng Facebook và blogger được chính quyền chống lưng để kích động dư luận chống phá những nhóm tôn giáo hoặc một số công dân.
 
Chiến lược huy động các nhóm bạo lực như "Hội Cờ Đỏ" dẫn đến những cuộc tấn công các cơ sở tôn giáo và tín đồ mà không hề có sự can thiệp nào của lực lượng an ninh. Các cộng đồng tôn giáo có đăng ký được nhà nước bảo trợ đặc biệt và sử dụng như những công cụ chống lại các cộng đồng chưa đăng ký như Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Các cộng đồng tôn giáo nhỏ, không đăng ký với nhà nước như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, các giáo hội Tin Lành và Công giáo tư gia, Phật giáo Khmer Krom, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất thường xuyên bị giám sát. Có nhiều chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị tịch thu và phá hủy, những nơi thờ tự của Phật Giáo Hòa Hảo bị xúc phạm.
 
Truyền thông nhà nước và chính quyền địa phương ở miền Bắc Việt Nam đã kích động chống lại Giáo hội Công giáo vì đã đấu tranh đòi bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường do nhà máy luyện thép của Formosa gây ra ở miền Trung. Mùa xuân năm 2017, hai linh mục Công giáo bị truyền thông nhà nước buộc tội đã tham gia vào các hoạt động "chống đảng". Vào tháng 2 năm 2017, một trong hai vị linh mục này và người đồng hành của ngài đã bị lực lượng công an và nhiều thành viên Hội Cờ Đỏ tấn công tại một cuộc biểu tình ủng hộ những người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết khiến 30 người bị thương. Tháng 5 năm 2017, một lực lượng với hơn 1.000 thành viên Hội Cờ Đỏ đã xâm nhập nhà thờ giáo xứ Văn Thai trong khi vị linh mục này đang cử hành thánh lễ. Những kẻ tấn công này đã phá hủy xe cộ, làm hư hại bàn thờ, ảnh tượng tôn giáo và hành hung nhiều giáo dân bị thương mà không có bất cứ lực lượng an ninh nào can thiệp.
 
Bản phúc trình đặc biệt quan tâm đến một nguyên nhân gây ra bạo lực khác. Đó là tranh chấp đất đai của các cộng đồng tôn giáo bị cơ quan nhà nước chiếm đoạt để giao cho các công ty sử dụng với mục đích kinh tế. Kể từ năm 2014, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã di dời cộng đồng Công giáo giáo xứ Đông Yên đến một vùng núi hẻo lánh để mở rộng nhà máy Formosa. Trong nhiều thập kỷ, chính quyền Việt Nam đã cố chiếm quyền sở hữu một phần của tu viện Thiên An thuộc dòng Biển Đức. Đầu năm 2018, chính quyền đã ra lệnh phá dỡ một khu dân cư chủ yếu là Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi nhiều nhà hoạt động đã nương náu để tránh sự đàn áp của chính quyền.
 
Trong những năm gần đây , nhiều nhà hoạt động tôn giáo đã bị bắt và bị kết án tù dài hạn. Tháng 4 năm 2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt năm người Thượng từ tám đến mười năm tù về tội tham gia các nhóm tôn giáo độc lập, không được nhà nước công nhận. Nhiều tín đồ của các nhóm tôn giáo thiểu số thường xuyên bị tra tấn trong trại giam. Một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được cho là tự cắt cổ chết chỉ 10 giờ sau khi bị tạm giam để điều tra. Mẹ và anh em trai của nạn nhân đã được các nghị sĩ Patzelt và Lengsfeld phỏng vấn vào tháng 6 năm 2017 và kể về hành vi tiếp tục sách nhiễu của chính quyền.
 
Vào tháng 2 năm 2018, thêm nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khác đã bị kết án tù dài hạn. Sang tháng 4 năm 2018, ông Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ PGHH hoạt động cho tự do tôn giáo, bị kết án 11 năm tù. Ông Truyển đã làm việc cho Dòng Chúa Cứu Thế trong chương trình chăm sóc các thương phế binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông Truyển cũng đóng góp rất nhiều báo cáo vi phạm nhân quyền đối với các tín đồ PGHH và các nhóm tôn giáo khác cho Báo Cáo Viên Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo hay Niềm Tin.
 
Ngày càng có nhiều báo cáo rằng chính quyền nhà nước đang cản trở hoặc ngăn cản việc cầu nguyện và tổ chức những ngày lễ tôn giáo, đặc biệt là các hoạt động của Phật Giáo Hòa Hảo. Tháng 12, 2018, các tín đồ Tin Lành người Hmong báo cáo sự đe dọa từ phía chính quyền. Các tín đồ đã bị yêu cầu phải từ bỏ đạo Tin lành, gia nhập tổ chức đã đăng ký với nhà nước và phải treo chân dung ông Hồ Chí Minh tại cơ sở tín ngưỡng.
 
Vào tháng 3 năm 2019, một chức sắc của đạo Cao Đài, chánh trị sự Hứa Phi đưa tin qua Facebook rằng công an huyện Đức Trọng đã nhiều lần tra hỏi ông về những hoạt động tôn giáo và gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài. Tài sản của ông bị phá hủy, bản thân ông bị công an hành hung nhiều lần, thậm chí bị cắt râu và ngăn cản không được điều trị thương tích tại bệnh viện. 
Tường thuật của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
 
Trong phần phỏng vấn đầu trang, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BPSOS,  tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận tại Hoa kỳ đã theo dõi và thông tin cụ thể về ba sự kiện nêu trên trên trang  facebook Vietnam Advocacy, đã trình bày những chi tiế̀t đáng chú ý, những vụ đàn áp nghiêm trọng các tổ chức tôn giáo độc lập hồi gần đây tại Việt Nam và ý nghĩa của những sự kiện này trong công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. 

Ông cũng nêu hai trong những trường hợp vi phạm đáng chú ý hồi gần đây. Đó là:

  •  Vụ Chi phái 1997 trá danh Cao Đải giáo hành hung và xâm phạm quyền tự do tôn giáo của tín đồ Cao Đài chơn truyền (xem video tại đây).
  •  Vụ chiếm đất kéo dài và đàn áp nghiêm trọng liên quan đến Đan Viện Thiên An, trong đó một nhà lãnh đạo Đan Viện, Linh mục Anthony Nguyễn văn Đức, bị tạt axit và nghi ngờ đã bị đầu độc ̣(xem chi tiết trên trang này).

QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ

QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Hội là tập hợp của nhiều người cùng hướng đến một mục đích hoặc lĩnh vực quan tâm chung. Tự do lập hội là quyền của các cá nhân liên kết lại với nhau thành nhóm để cùng đeo đuổi mục đích nhất định.
Quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 22 Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc (Công ước):
“1. Mọi người có quyền tự do lập hội cùng với những người khác, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho mình.”
Theo đó, quyền tự do lập hội bao gồm: thành lập ra hội mới, gia nhập hội đã có sẵn và hoạt động, điều hành hội.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc khuyến nghị rằng một “thủ tục thông báo” thì phù hợp với luật nhân quyền quốc tế hơn là một “thủ tục cho phép trước” (đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước để thành lập một pháp nhân). Đối với thủ tục thông báo, các hội được trao tư cách pháp nhân ngay khi nhà chức trách nhận được thông báo của người sáng lập hội.
Tại hầu hết các quốc gia, việc thông báo này được thực hiện bằng văn bản, bao gồm một số thông tin mà luật yêu cầu một cách rõ ràng, nhưng đây không phải là điều kiện cho sự tồn tại của một hội.
Mặt khác, chính quyền phải tôn trọng quyền riêng tư của các hiệp hội, không được can thiệp vào việc thay đổi hoặc bầu chọn người lãnh đạo của hội và càng không được cử người của chính quyền vào ban lãnh đạo của hội.
Tương tự như việc thành lập, các hội có quyền ngưng hoạt động và tự giải tán, các cá nhân có quyền gia nhập và rời khỏi hội. Tuy nhiên, việc các cơ quan nhà nước ngưng hoạt động và giải tán hội lại phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.*
Giống như các quyền con người khác, quyền tự do lập hội không phải là quyền tuyệt đối. Các giới hạn của quyền này được quy định tại khoản 2 Điều 22 Công ước:
“2. Việc thực hiện quyền này không thể bị giới hạn, trừ những giới hạn được quy định bằng luật pháp. Đây là những giới hạn cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo đức hoặc những quyền và tự do của người khác. Điều này không ngăn cấm việc ban hành những giới hạn luật định đối với quyền tự do lập hội của thành viên quân đội và cảnh sát.”
Mục đích để giới hạn quyền tự do lập hội tương tự như quyền tự do hội họp. Nhà nước chỉ được giới hạn quyền tự do lập hội khi luật pháp có quy định cụ thể. Việc giới hạn phải thật sự cần thiết nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công cộng hoặc quyền và tự do của người khác.
Quyền tự do lập hội là một trong những quyền tự nhiên của con người, không cần sự cho phép của bất kỳ cá nhân, tổ chức hay nhà nước nào. Luật nhân quyền quốc tế đòi hỏi các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo mọi người được tự do lập hội. Do đó, sự giới hạn quyền phải dựa trên những lý do chính đáng và cần thiết.
---
* Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp và lập hội, Maina Kiai, 2012, A/HCR/20/27. Xem đầy đủ báo cáo tại link: https://www.ohchr.org/.../Session20/A-HRC-20-27_en.pdf
---
Hoa Trúc
Hình minh họa:
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TÉ Công Ước Quố‘c Tế Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị ICCPR International Covenant on Civil and Political Rights'
8
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

President Joseph R. Biden

May 5, 2022

President Joseph R. Biden
The White House
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500

Dear President Biden,

We, the undersigned organizations and individuals, are writing to request that you, on the occasion of the upcoming U.S.–SEAN Summit, directly raise concerns with the Prime Minister of Vietnam about his government’s antagonistic policies toward religions that do not submit to government control.  Of particular concern is the intensifying state-directed and state-supported propaganda that promotes hate speech and incites violence against religious and lay leaders with real and deeply disturbing consequences. 

Organized mobs known as “Red Flag Associations” have taken to the social media to slander Catholic priests, calling them “black crows,” “traitors,” “canine priests”, “Catholic Moose”, “candle traders”, and “devilish extremists,” among other epithets. Red Flag members have characterized respected monks of the Unified Buddhist Church’s Sangha as “bad forces” who “distorted the nature of religious freedom in Vietnam.” Red Flag members in Dak Lak Province called on the government to “eliminate the Montagnard Evangelical Church of Christ from the life of villagers.” 

Pursuant to its review of Vietnam’s implementation of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) in 2019, the UN Human Rights Committee explicitly singled out the Red Flag Associations as a source of incitement to hatred and violence:


“[The Committee] is disturbed by reports that non-State actors, such as the “red flag associations” attack Catholic communities, and are involved in propaganda activities that promote and incite religious discrimination, violence and hate speech (arts. 2, 18–20 and 26).

So far, Red Flag members have enjoyed complete impunity. Their messages promoting hatred and violence have rapidly multiplied throughout Vietnam’s society. Human rights organizations have documented some one hundred messages on Facebook and Google targeting religious and lay leaders of Montagnard Christian house churches over the past twelve months alone. 

Certain government units also incited hatred against ethno-religious minorities. The Department of Public Security of Gia Lai Province characterizes Montagnards who have converted to Catholicism due to their belief in the apparition of the Virgin Mary near Ha Mon Village in the Central Highlands as the “Ha Mon cult” and in December 2020 declared its “having completed extermination of the Ha Mon heresy.” On February 9, 2021, the government of Vinh Quang Hamlet, Bao Lam District, Cao Bang Province broadcast on the PA system of the Na Tong Market characterizing followers of Duong Van Minh Religion, a variant sect of the Christian belief, as “swindlers” who “spread arguments that are delusional, nonsensical causing confusion among the public…”

Probably not by coincidence, there has been increasing physical violence directed specifically at religious and lay leaders who were targets of hate speech. In January of this year, mobs twice attacked followers of the Cao Dai religion during prayer services in their private homes in Tay Ninh Province. On August 11 and 12, 2020, a mob intruded in Thien An Abbey in Hue City and attacked priests and monks during their prayer service. On January 29, Catholic priest Tran Ngoc Thanh died of injuries after being hacked with a machete while hearing confession at his church in Kontum Province. Last year another Catholic priest in the same province was stabbed in his stomach by a stranger and had to be hospitalized.  On February 20, two government officials barged into a Catholic Church in Hoa Binh Province and threateningly disrupted the Mass that was being officiated by the Archbishop of the Archdiocese of Ha Noi. A few days before that incident, a Hmong couple and their parents in Lai Chau Province were attacked by a mob that insulted them for being Christians.

These are but a few examples of religious and lay leaders of various religions facing violence and threats to their personal safety due to the government’s complicity in hate messages and non-compliance with Article 20, paragraph 2 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), which states that “any advocacy of national, racial or religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence shall be prohibited by law.”

In light of this worrying trend, we ask that you communicate directly to Prime Minister Pham Minh Chinh of Vietnam and urge his government to comply fully with both Article 18 of the ICCPR, which guarantees the right to religious freedom or belief, as well as with the requirement of Article 20 that incitement to violence be prohibited by law.  Additionally, we ask that you instruct the Department of State to:

  1. Maintain a database of reported incidents of hate speech and ask the Vietnamese government for both an explanation and a resolution of each incident;


  1. Identify and assess the impacts of hate speech on religious communities that are targeted by the government of Vietnam;


  1. Press social media providers such as Facebook and Google to take down the hate 

messages compiled in the database;


  1. Work with the UN Human Rights Committee to monitor Vietnam’s compliance with Article 18 and Article 20 of the ICCPR;


  1. Include hate speech as part of the Department’s annual reports on human rights and international religious freedom as well as its Country of Particular Concern designation decision.


Thank you for your consideration of these requests and for your Administration’s attention to these important matters.

Respectfully,


Nguyen Dinh Thang, PhD
CEO & President
Boat People SOS (BPSOS)


CC:

The Honorable Antony Blinken, Secretary of State

The Honorable Rashad Hussain, Ambassador at Large for International Religious Freedom

The Honorable Lisa Peterson, Acting Assistant Secretary, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor 

The Honorable Daniel Kritenbrink, Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs

The Honorable Marc Knapper, US Ambassador to the Socialist Republic of Vietnam

 


Sign on web (List on web update real time)

https://www.vnforb.org/post/joint-letter-to-president-biden-may-2022 (English)

https://www.vnforb.org/vi/post/thu-chung-gui-tong-thong-biden-5-2022 (Tiếng Việt)


Organizations:

Advocates for Faith and Justice in Vietnam (AFJV)

Against Religious Oppression, Thailand

Anglican Persecuted Church Network

ASEAN Parliamentarians for Human Rights

Asia Centre

ASSEMBLY FOR DEMOCRACY IN VIET NAM, U.S.

Association for the Advancement of Freedom of Religion or Belief in Vietnam (AAFORB-VN)

Boat People SOS (BPSOS), U.S.

Buddhist Solidarity Association

Campaign to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA)

Campaign to Abolish Torture in Vietnam (CAT-VN)

Christian Freedom International Pr, U.S.

Church of Scientology National Affairs Office

Clarity & Decency

Committee for Religious Freedom in Vietnam (Bethesda, MD)

Cồn Dầu Parishioners Association

Friends of the Imperial Hue City, U.S.

Global Movement for Myanmar Democracy, U.S.

Hmong United For Justice, U.S.

Hội thánh Tin Lành Tây Nguyên Buôn Čuê, Vietnam

Hội thánh Tin Lành Bụi Tre Daknong Việt Nam, Thailand

Hội thánh Tin Lành Tây Nguyên Buôn Êa Khit, Vietnam

International Christian Concern, U.S.

Katartismos Global

Law and Liberty International

Montagnards Stand For Justice - MSFJ, Thailand

Nguyen Van Ly Foundation, U.S.

Nguyen Van Ly Foundation , U.S.

One Bread - A Homeless Ministry (San Antonio, TX), U.S.

Progressive Voice, Myanmar

REDEEM!

Save the Persecuted Christians

The Junior Sacerdotal Council of the Third Amnesty of God of the TayNinh Holy See , U.S.

Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, U.S.

Tin Lành Đêga Tây Nguyên, Vietnam

Individuals: 


Amy Nguyen

President

Vietnamese American Community of Charlotte, NC

U.S.

Anh Tran

President

Viet2000 foundation

U.S.

AnhTuyet Nguyen

N/A

N/A

N/A

Chao A Chinh

Pastor

Cộng đồng Hmong Vietnam

Thailand

Chinh Nguyen

Monk

Thien An abbey

Vietnam

Đặng Doan

Chủ hộ kinh doanh

Vietnam

Đặng Doan : Tôi đồng quan điểm và ký tên vào đó thư chung

Hộ kinh doanh

Vietnam

Dede Laugesen

Executive Director

Save the Persecuted Christians

Doan Huu Dinh

Veteran (ARVN)

U.S.

Dr. Quoc-Hung Tran, MD

Director of Communication

Unified Buddhist Church of Vietnam

U.S.

Dr. Trương Minh Ẩn

Mayor

City of Haltom, Texas

U.S.

Dr. Vo Dinh Huu

President Executive Committee/ CoChairman

United Council of Vietnamese of Homeland and Overseas

U.S.

Dr. William Devlin

Volunteer CEO

REDEEM!

Duc Son (Ntsuab Zoov Vaaj)

Leader

Against Religious Oppression

Thailand

DUNG VU

N/A

N/A

U.S.

Faith J. H. McDonnell

Director of Advocacy

Katartismos Global

Hien Nguyen

N/A

N/A

U.S.

Ksor Sưn

Mục sư (Partor)

Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên

Thailand

Kyaw Min San

Mr.

Former MP

Myanmar

Lauren B. Homer

Attorney At Law

Homer International Law

Maria Pham

N/A

N/.A

N/A

Michelle Nguyen

Coordinator

Vietnam Coalition Against Torture (VN-CAT)

Muc Su Nguyen Hoanh Hoa

Đồng Chủ Tịch

Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam/Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Vietnam

Nguyen Dinh Thang, PhD

CEO & President

Boat People SOS (BPSOS)

U.S.

Nguyen Thanh Ha

Coordinating Chair

ASSEMBLY FOR DEMOCRACY IN VIET NAM

U.S.

Nguyen-mau Trinh

Chairman

Friends of the Imperial Hue City

U.S.

Patricia Streeter

Co-Leader

Anglican Persecuted Church Network

Paul Nguyen

None

None

U.S.

Robin Ramcharan

Executive Director

Asia Centre

Scott Morgan

President

Red Eagle Enterprises

U.S.

Tạ Quang Trung

Nguyên Tổng Thư Ký Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử,Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam

U.S.

Thanh N. Huynh

N/A

N/A

U.S.

Thu Huong Nguyen

President

Vietnamese Association of Charlotte NC

U.S.

Tien Tat Chu, .

Novelist, Poet, and Artist.

Independent.

U.S.

Trong Phan

President

Vietnamese American Community of the USA

U.S.

Villiam

Coordinator

Against Religious Oppression

Thailand

Y Aron Eban

Trợ lý

Montagnards Stand For Justice - MSFJ

Thailand

Y Pher Hdruĕ

Sáng lập viên

Montagnards Stand For Justice

Thailand

Y Quynh Bdap

Sáng lập viên

Montagnards Stand For Justice - MSFJ

Thailand

Y Sok Mlô

Chấp sự Hội thánh

Tin Lành Đêga Tây Nguyên

Thailand













Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

phát động thư chung gửi TT Biden

 

BPSOS phát động thư chung gửi TT Biden nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN
  • Lên án chính sách kích động hận thù và bạo lực nhắm vào các tôn giáo ở Việt Nam

Mạch Sống, ngày 17 tháng 4, 2022

Ngay khi Toà Bạch Ốc thông báo là Tổng Thống Joe Biden sẽ triệu tập Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN trong các ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây, tổ chức BPSOS đã phát động thư chung kêu gọi Hoa Kỳ có biện pháp đối với chính sách kích động hận thù và bạo lực nhắm vào các tôn giáo ở Việt Nam.

“Đến nay đã có 32 tổ chức, phần lớn là các tổ chức nhân quyền quốc tế, và 23 nhân sĩ ký tên,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy chữ ký trong 2 tuần rưỡi tới đây.”

Thư chung dẫn chứng các hành vi bạo lực của Hội Cờ Đỏ, của Chi Phái Cao Đài 1997, của “quần chúng tự phát” có sự chỉ đạo của cán bộ nhà nước, và của công an viên. Đồng thời, lá thư chung chỉ ra tình trạng báo chí nhà nước và nhiều trang mạng xã hội mang hơi hướm dư luận viên đã liên tục phỉ báng, công kích các chức sắc và tín đồ không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền.

“Thông điệp cổ võ cho hận thù và bạo lực của họ đã nhanh chóng lan tỏa trên khắp xã hội Việt Nam. Chỉ trong 12 tháng qua, các tổ chức nhân quyền đã ghi nhận khoảng một trăm tin nhắn trên Facebook và Google nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và giáo dân của các hội thánh Cơ Đốc Giáo người Thượng”, lá thư chung viết.

Trong một năm qua bạo lực nhắm vào nhiều linh mục và giáo dân Công Giáo, các tín đồ Đạo Cao Đài, các tín đồ Tin Lành thuộc các sắc dân Tây Nguyên và Hmong, và các người Hmong theo Đạo Dương Văn Mình đã gia tăng.

Lá thư chung đề ra 5 kiến nghị cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

(1) Duy trì cơ sở dữ liệu về các vụ dùng ngôn ngữ kích động căm thù được báo cáo và yêu cầu chính phủ Việt Nam giải thích và giải quyết mỗi vụ;

(2) Xác định và đánh giá tác động của ngôn ngữ kích động căm thù đối với các cộng đồng tôn giáo trong tầm ngắm của chính phủ Việt Nam;

(3) Thúc giục các nhà cung cấp phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Google gỡ bỏ các thông điệp căm thù được tổng hợp trong cơ sở dữ liệu;

(4) Làm việc với Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc để giám sát việc Việt Nam tuân thủ Điều 18 và Điều 20 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR);

(5) Đưa hành vi dùng ngôn ngữ kích động căm thù vào báo cáo hàng năm về nhân quyền và tự do tôn giáo quốc tế cũng như xem xét loại vi phạm này trong quá trình chỉ định những Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC).

BPSOS kêu gọi các tổ chức, hội đoàn và nhân sĩ ở trong và ngoài nước ký tên miễn là không liên quan đến các tổ chức hoặc đảng phái chính trị của người Việt.
“Chúng tôi không muốn nhà nước Việt Nam đổ thừa rằng thư chung này mang ý đồ hoặc thành kiến chính trị,” Ts. Thắng giải thích.

Ngoài TT Biden, thư chung sẽ còn được gửi cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken; Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Rashad Hussain; Quyền Trợ Lý Ngoại Trưởng về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động Lisa Peterson; Trợ Lý Ngoại Trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink; và Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Marc Knapper.

Để xem nội dung của thư chung hoặc ký tên, xin vào đây: