Build Human Rights for Montagnards-Pơdơ̆ng Rơngai Ană Čư̆ Čan - Xây Dựng Nhân Quyền Cho Người Thượng.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ

QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Hội là tập hợp của nhiều người cùng hướng đến một mục đích hoặc lĩnh vực quan tâm chung. Tự do lập hội là quyền của các cá nhân liên kết lại với nhau thành nhóm để cùng đeo đuổi mục đích nhất định.
Quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 22 Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc (Công ước):
“1. Mọi người có quyền tự do lập hội cùng với những người khác, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho mình.”
Theo đó, quyền tự do lập hội bao gồm: thành lập ra hội mới, gia nhập hội đã có sẵn và hoạt động, điều hành hội.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc khuyến nghị rằng một “thủ tục thông báo” thì phù hợp với luật nhân quyền quốc tế hơn là một “thủ tục cho phép trước” (đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước để thành lập một pháp nhân). Đối với thủ tục thông báo, các hội được trao tư cách pháp nhân ngay khi nhà chức trách nhận được thông báo của người sáng lập hội.
Tại hầu hết các quốc gia, việc thông báo này được thực hiện bằng văn bản, bao gồm một số thông tin mà luật yêu cầu một cách rõ ràng, nhưng đây không phải là điều kiện cho sự tồn tại của một hội.
Mặt khác, chính quyền phải tôn trọng quyền riêng tư của các hiệp hội, không được can thiệp vào việc thay đổi hoặc bầu chọn người lãnh đạo của hội và càng không được cử người của chính quyền vào ban lãnh đạo của hội.
Tương tự như việc thành lập, các hội có quyền ngưng hoạt động và tự giải tán, các cá nhân có quyền gia nhập và rời khỏi hội. Tuy nhiên, việc các cơ quan nhà nước ngưng hoạt động và giải tán hội lại phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.*
Giống như các quyền con người khác, quyền tự do lập hội không phải là quyền tuyệt đối. Các giới hạn của quyền này được quy định tại khoản 2 Điều 22 Công ước:
“2. Việc thực hiện quyền này không thể bị giới hạn, trừ những giới hạn được quy định bằng luật pháp. Đây là những giới hạn cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo đức hoặc những quyền và tự do của người khác. Điều này không ngăn cấm việc ban hành những giới hạn luật định đối với quyền tự do lập hội của thành viên quân đội và cảnh sát.”
Mục đích để giới hạn quyền tự do lập hội tương tự như quyền tự do hội họp. Nhà nước chỉ được giới hạn quyền tự do lập hội khi luật pháp có quy định cụ thể. Việc giới hạn phải thật sự cần thiết nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công cộng hoặc quyền và tự do của người khác.
Quyền tự do lập hội là một trong những quyền tự nhiên của con người, không cần sự cho phép của bất kỳ cá nhân, tổ chức hay nhà nước nào. Luật nhân quyền quốc tế đòi hỏi các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo mọi người được tự do lập hội. Do đó, sự giới hạn quyền phải dựa trên những lý do chính đáng và cần thiết.
---
* Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp và lập hội, Maina Kiai, 2012, A/HCR/20/27. Xem đầy đủ báo cáo tại link: https://www.ohchr.org/.../Session20/A-HRC-20-27_en.pdf
---
Hoa Trúc
Hình minh họa:
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TÉ Công Ước Quố‘c Tế Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị ICCPR International Covenant on Civil and Political Rights'
8
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét